Tóm tắt Người lái đò sông Đà ngữ văn 12

Người lái đò sông Đà là thành quả xứng đáng cho chuyến đi vô cùng gian khổ của tác giả đến vùng Tây Bắc. Bài tóm tắt Người lái đò sông đà văn 9 chính là thông tin cần thiết để học sinh hiểu hơn về tác phẩm này, bên dưới có rất nhiều bài tóm tắt các bạn có thể chọn.

tóm tắt Người lái đò sông Đà

Bài mẫu tóm tắt Người lái đò sông Đà

Nội dung bài viết

Tác giả – Tác phẩm

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở Hà Nội, sinh ra trong một nhà Hán nghèo đã vào thời tàn. Nói đến phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, phải nói đến sự thay đổi trước và sau cách mạng Tháng Tám. Trước cách mạng ông luôn đi tìm cái đẹp của một thời vang bóng. Sau cách mạng, ông có sự thay đổi trong cách tìm vẻ đẹp con người. Nhưng nói chung ông vẫn thể hiện được  sự tài hoa, uyên bác của mình. Các tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời, Tùy bút Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…

Người lái đò Sông Đà là truyện ngắn nằm trong bài tùy bút Sông Đà (1960). Đây là kết quả của chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân lên vùng Tây Bắc xa xôi của Tổ Quốc. Với thú vui xê dịch, với mong muốn tìm thực đơn mới cho giác quan, Nguyễn Tuân luôn khát khao tìm kiếm cái chất vàng mười còn sót lại trong màu sắc Tây Bắc.

Bố cục

Bài tùy bút được chia làm ba phần:

Phần 1: Từ đầu đến “gậy đánh phèn” => Hình ảnh dòng sông Đà hung bạo, dữ dội

Phần 2: Tiếp đến “dòng nước sông Đà” => Hình tượng người lái đò trên sông Đà

Phần 3: Còn lại => Hình ảnh dòng sông Đà trữ tình, hiền hòa

Giá trị nội dung – Nghệ thuật

Nội dung: Từ tình yêu đất nước say đắm và tài năng văn chương xuất chúng, Nguyễn Tuân đã viết nên áng văn xuất sắc Tùy bút Sông Đà. Với việc ca ngợi  vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên, tác giả đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Đồng thời qua đó, tác giả cũng ca ngợi được vẻ đẹp lao động của những con người bình dị, chân chất.

Nghệ thuật: Nói đến nghệ thuật không thể không kể đến cách dùng từ của Nguyễn Tuân. Ngôn ngữ sử dụng nhạy bén, câu văn với những vốn từ vựng phong phú, chính xác. Đặc biệt là cách xây dựng hình tượng dòng sông Đà và hình tượng con người một cách xuất sắc của nhà văn. Qua đó ta thấy được cái tài năng xuất chúng của một “tay không vừa”.

Xem thêm >>> Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (11 mẫu)

 

Tóm tắt Người lái đò sông đà

Bài tóm tắt số 1

Tây Bắc có thiên nhiên hùng vĩ được tô điểm bằng con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn và đôi khi lại thật nhẹ nhàng, yêu kiều và thơ mộng như một người con gái. Con sông Đà hung bạo và hùng vĩ bởi đá ở bờ sông “dựng vách thành”, lòng sông thắt lại như yếu hầu, vô số những điểm “hút nước” vô cùng nguy hiểm cho thuyền bè. Chỉ cần di chuyển một quãng đường sẽ thấy vô số những khó khăn đó là đá nổi, đá chìm, sóng thác..sẵn sàng cản bước những con thuyền có ý định vượt sông Đà. Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dòng sông như mái tóc một người con gái, trong năm còn sống có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo.Sông Đà hiện lên thật hung tợn và dữ dội nhưng thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Trên nền thiên nhiên rộng lớn hình tượng người lái đò người dân lao động đặc điểm thân hình cao to, nước da rám nắng, thông thạo trong nghề nghiệp của mình. Ông nắm chắc các qui luật dòng thác, từng vách đá, luồng nước, cửa sinh, cửa tử. Người lái đò sông Đà trước tiên cần sự kinh nghiệm trong nghề nghiệp và sự dũng cảm, gan dạ, những người lái đò là những con người tài hoa, khiêm tốn trong cuộc sống, họ giúp những con thuyền vượt qua khó khăn từ thiên nhiên và về bến an toàn.

Bài tóm tắt số 2

Người lái đò sông Đà kể về thiên nhiên hùng vĩ nhất là còn sông Đà và hình ảnh người lái đò tài giỏi, dũng cảm. Con sông Đà nổi tiếng hung tợn và vô cùng hiểm trở với những thác nước, đá ngầm, đá nổi, thạch trận được bố trí vô cùng nguy hiểm nhưng con sông Đà trở nên hiền hòa và có chất thơ hơn khi ngắm nhìn màu nước biến đổi theo mùa và mang đặc điểm riêng. Trên nền của thiên nhiên xuất hiện hình ảnh người lao động đó là người lái đò sông Đà những người thực hiện nhiệm bảo chèo lái con thuyền vượt sông Đà. Ông lái đò khỏe mạnh, rắn chắc và có thừa sự dũng cảm. Ông trong nghề đã nhiều năm và nắm vững bố trí bãi đá, con thác, thạch trận…mọi thứ đều lão ghi nhớ và nắm trong lòng bàn tay. Để chèo lái con thuyền vượt qua sông Đà thành công ông phải kết hợp kinh nghiệm của bản thân và sự dũng cảm, gan dạ. Sau khi trở về bến ông và những người bạn còn toát lên vẻ đẹp của sự tài hoa và khiêm nhường họ xem những thử thách vừa trải qua là những công việc thường ngày.

=> Bài văn hữu ích: Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà

Bài tóm tắt số 3

Người lái đò sông Đà hành trình tác giả có chuyến đi thực tế lên Tây Bắc để tìm kiếm “chất vàng 10” của con người lao động nơi đây. Tác giả có dịp quan sát con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn nhưng lại có những điểm nên thơ và trữ tình. Những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt khiến con sông Đà thật hung bạo nhưng vào những mùa khác nhau con sông lại dịu êm và hiền lành. Những con người tại đây nhất là ông lái đò trở thành những người am hiểu nhất, ông biết rõ mọi cách bố trí địa hình, đá, con thác…từ việc am hiểm kết hợp với sự dũng cảm đã giúp ông chinh phục con sông Đà và đưa khách về bến an toàn. Người lái đò sông Đà là người lao động giỏi giang nhưng cũng thật tài hoa và bản lĩnh.

=> Tóm tắt những đứa con trong gia đình

Bài tóm tắt Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân chỉ mang tính chất tham khảo, xin hãy đóng góp ý kiến để bài viết hoàn thiện hơn.

Lớp 12 -