Sóng thần là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sóng thần

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều hiện tượng thời tiết mà một khi xảy ra thì để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Trong đó phải kể tới hiện tượng sóng thần. Vậy các bạn đã biết sóng thần là gì chưa nào? Nguyên nhân sinh ra sóng thần cũng như các dấu hiệu nhận biết một cơn sóng thần sắp ập tới là gì? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin này để có cách phòng tránh hiệu quả nhé.

Nội dung bài viết

Tìm hiểu về sóng thần

Sóng thần là gì?

Hiện tượng một loại các đợt sóng dâng lên khi một thể tích lớn của đại dương chuyển dịch một cách chớp nhoáng trên một quy mô lớn gọi là hiện tượng sóng thần. Khi động đất xảy ra, làm chuyển dịch địa chất lớn bên trên hoặc dưới bề mặt nước, núi lửa phun trào và do va chạm thiên thạch đều gây ra hiện tượng sóng thần.

Sóng thần là hiện tượng thời tiết xếp vào loại nguy hiểm nhất. Nó để lại hậu quả cực kì nghiêm trọng, nhấn chìm hàng trăm ngàn người chỉ trong vài giờ. Sóng thần xảy ra nhiều nhất là ở Nhật Bản. Sóng thần tiếng Nhật gọi là Tsunami.

Nguyên nhân gây ra sóng thần

Khi đáy biển đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó thì sinh ra sóng thần. Tại các rìa mảng lục địa thường xảy ra sự di chuyển lớn theo chiều dọc của vỏ Trái đất.

Các cơn sóng thần cũng được tạo ra bởi sự va chạm mảng từ những trận động đất. Hiện tượng rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới do một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa. Sau đó, áp suất quá lớn tác động lên rìa mảng này làm cho nó nhảy giật lùi. Khi ấy, xuất hiện các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái đất tạo nên cơn địa chấn dưới lòng biển. Người ta gọi là động đất dưới lòng biển.

Ngoài ra sóng thần xảy ra do xuất hiện lở đất từ các cơn động đất gây nên hoặc các vụ sụp đổ của núi lửa làm cho cột nước bị chấn động. Điều này gây nên hiện tượng trầm tích và đá rơi trượt xuống dưới đáy biển. Hay tương tự khi dưới đáy biển phun trào mạnh từng đợt núi lửa làm tung lên cột nước dẫn đến sóng thần. Dưới ảnh hưởng của trọng lực mà các con sóng hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.

Các đặc điểm của sóng thần

Tùy theo kiểu sóng mà sóng thần có các diễn biến khác biệt. Sóng thần mang năng lượng cực lớn, tốc độ lan truyền cao. Thậm chí mất rất ít năng lượng để có thể vượt qua đại dương một cách nhanh chóng. Từ bờ biển đến nơi sóng thần phát sinh cách xa hàng nghìn cây số, nó vẫn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Một trận sóng thần riêng biệt có thể liên quan tới một loạt các đợt sóng với những độ cao khác nhau. Chu kì của một cơn sóng thần ở vùng nước rộng rất dài, chiều dài lên tới hàng trăm kilomet.

Một đợt sóng thần trên đại dương có chiều cao thực chưa tới một mét và chiều dài sóng lớn. Toàn bộ cột nước được điều khiển bằng năng lượng, hướng nó xuống dưới đáy biển.

Tốc độ sóng đi qua đại dương khoảng 500 dặm/h. Đáy biển nông khi tiến tới đất liền và sóng không thể di chuyển nhanh nên bắt đầu dựng đứng lên. Phần phía trước con sóng dựng đứng và cao lên, khoảng cách giữa các đợt sóng ngắn lại. Ở ngoài đại dương, chiều cao sóng thần không đủ để nhận biết. Nhưng khi tiến vào đất liền, chiều cao của nó có thể đạt tới độ cao của một tòa nhà 6 tầng trở lên, đủ để nhấn chìm tất cả.

Căn cứ vào độ sâu, có thể chia sóng biển thành 3 loại:

– Tầng nước sâu
– Tầng nước trung bình
– Tầng nước nông

Dù được tạo ra ở tầng nước sâu (khoảng 4000 m dưới mực nước biển)Sóng thần vẫn được xem là sóng ở tầng nước nông dù tạo ra ở tầng nước sâu (khoảng 4000 m dưới mực nước biển) . Khi sóng thần tiến vào tầng nước nông gần bờ, khoảng thời gian của nó không đổi, nhưng chiều dài sóng thì giảm liên tục, điều này làm cho nước tích tụ thành một mái vòm khổng lồ, gọi là hiệu ứng “bị cạn”.

Xem thêm >>>Những dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh sóng thần

 

Hậu quả sóng thần

Sóng thần là hiện tượng thời tiết nguy hiểm để lại hậu quả cực kì lớn. Một trận sóng thần xảy ra có thể nhấn chìm hàng trăm nghìn người chỉ trong vài giờ. Các công trình kiến trúc, nhà tầng tưởng chừng như kiên cố nhất cũng bị sụp đổ chỉ trong tích tắc.

Một số liệu thống kê cho thấy hậu quả của song thần là vô cùng lớn. Cơn sóng thần xảy ra vào 26 – 12- 2004 tại Ấn Độ Dương, người ta ước tính sức mạnh của nó gấp 23 lần so với quả bom nguyên tử Mỹ dội xuống TP Hirosima. Cơn sóng thần đã làm rung chuyển nhà cửa của Băng Cốc – Thái Lan cách đó 2000km. Thảm họa mà nó gây ra là nhấn chìm 11 quốc gia và giết chết sinh mạng của trên 220 nghìn người.

Như vậy, hậu quả tệ hại mà sóng thần gây nên khiến chúng ta bàng hoàng. Nó làm thiệt hại rất lớn cả về tính mạng, tài sản cũng như kinh tế. Đối với các nước kém phát triển, nếu một cơn sóng thần xảy ra hậu quả để lại có thể đẩy lùi nền kinh tế của đất nước xuống vài chục năm. Kèm theo đó là dịch bệnh hoành hành, các cơ sở công cộng, y tế không thể đáp ứng kịp thời lại tiếp tục để lại di chứng rất lâu mới khắc phục được.

Dấu hiệu nhận biết sắp có sóng thần

Một trận sóng thần sắp tới thường có những dấu hiệu sau:

– Cảm thấy động đất. Nếu thấy nền đất rung lắc mạnh đến mức không còn đứng vững được, thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một trận sóng thần.
– Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi.
– Nước trong sóng nóng bất thường.
– Nước có mùi trứng thối (khí hyđro sulfua) hay mùi xăng, dầu.
– Nước làm da bị mẩn ngứa.
– Nghe thấy một tiếng nổ như là: tiếng máy nổ của máy bay phản lực; tiếng ồn của cánh quạt máy bay trực thăng, hay là tiếng huýt sáo.
– Biển lùi về sau một cách đáng chú ý.
– Mây đen vần vũ đầy trời.
– Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.

Khi sóng thần ập vào bờ, sẽ có tiếng gầm rú giống như chuyến tàu hỏa đang đến gần. Nhìn thấy được hàng triệu con chim hải âu bay ngược biển. Ngoài ra nhiều đất nước khi có sóng thần, thường hay có những tiếng còi cảnh báo rú lên.

Ứng phó khi có sóng thần

Sóng thần để lại hậu quả cực kì nghiêm trọng. Nhưng không thể không tránh khỏi hiện tượng thời tiết này. Vì vậy, mọi người cần chủ động để ứng phó khi sóng thần xảy ra.

Đầu tiên nếu đang ở trên biển, ven biển thì:

– Khi nhận được tin cảnh báo sóng thần không nên cho tàu thuyền trở về cảng, mà nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu (ít nhất là trên 150m) vì sóng thần có thể gây ra sự thay đổi nhanh chóng mực nước biển và tạo ra những dòng chảy nguy hiểm ở cảng và bến tàu

– Trường hợp tàu thuyền còn neo đậu trong bờ mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền của mình ra biển nếu có đủ thời gian và được sự thông báo của chính quyền, cơ quan chức năng; không được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì sóng thần có mức phá hoại rất lớn.

Ứng phó khi nghe được tin sóng thần mà ở trên đất liền:

– Đang ở khu vực bãi biển thì ngay lập tức chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên;

– Đang ở nơi đông người  phải ngay lập tức báo với những người khác cùng chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em, người già, phụ nữ có thai đi sơ tán;

– Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng (trong phạm vi dưới 500m so với bờ biển) phải sơ tán vào sâu trên đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán;

– Đang ở trong nhà cao tầng phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ở các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng.

– Đang đi trên đường tuyệt đối không được đi ra hướng bờ biển.

Các trận sóng thần lớn

Trận sóng thần nam Đảo Java 2006

Ngày 17 – 7 –  2006 một trận động đất mạnh 7.7 độ Richter làm rung chuyển Ấn Độ Dương tại địa điểm cách 200 km phía nam Pangandaran. Trận động đất này đã gây ra một cơn sóng thần với nhiều độ cao khác nhau từ 2 mét tại Cilacap tới 6 mét tại bãi biển Cimerak.

Hậu quả: cuốn những ngôi nhà ở sâu tới 400 mét bên trong bờ biển. Thiệt hại gồm 600 người chết và khoảng 150 người vẫn đang mất tích.

Trận sóng thần Chile 2010

Ngày 27 tháng 2 năm 2010 trận động đất lớn xảy ra ở Chile với cường độ 8.8 độ Richter, gần thành phố Concepción, cách thủ đô Santiago 500 km về phía nam.

Hậu quả: gây ra những trận sóng thần tàn phá nhiều thành phố dọc bờ bể Chile và những sóng thần nhỏ ở Hawaii và Nhật Bản.

Trận sóng thần Sendai 2011

Ngày 11 tháng 3 năm 2011 trận động đất mạnh 9.0 độ Richter xảy ra gần thành phố Sendai, cách thủ đô Tokyo 373 km về phía nam. Trận động đất này gây ra sóng thần dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và hơn 20 quốc gia khác tại Châu Đại Dương, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Qua bài viết, các bạn đã hiểu Sóng thần là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách ứng phó với sóng thần như thế nào chưa? Đặc biệt cho những ai đang học địa lí, yêu thích tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết thì đừng bỏ qua nhé. Bao trùm lên tất cả các hiện tượng thời tiết nguy hiểm hiện nay, thì sóng thần cũng là một hiện tượng đáng được tìm hiểu.

Địa Lý -