Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu Lớp 12

Tnú là nhân vật nổi bật trong tác phẩm Rừng xà nu Lớp 12, em hãy phân tích nhân vật Tnú để người đọc thấy rõ ý chí anh hùng bất khuất của nhân vật trong tác phẩm. Sau đây là một bài văn mẫu do các em học sinh lớp 12 tự làm mà chúng tôi đã sưu tầm.

Phân tích nhân vật Tnú truyện Rừng xà nu

Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành được nhiều người đánh giá là bản sử thi bi tráng và anh hùng của dân tộc. Trong chiến tranh kháng chiến chống Mĩ của làng Xô Man, Tnú nhân vật chính để lại nhiều ấn tượng cho người đọc về con người Tây Nguyên anh hùng, bất khuất.

Tnú có tuổi thơ bất hạnh khi đã mồ côi ngay từ khi lọt lòng, anh được nuôi dưỡng bởi dân làng. Từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết truyền dạy: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”. Cậu bé luôn thấm hiểu được lí tưởng sống buôn làng,  tin tưởng đi theo Cách mạng.

Xem thêm >>> Soạn bài Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Dù tuổi còn nhỏ nhưng Tnú không thua kém các chiến sĩ khác, rất dũng cảm và đầy quả cảm. Dù có sự vây lùng của kẻ thù, Tnú, Mai nuôi dưỡng và bảo vệ anh Quyết (cán bộ Đảng). Tnú trong một lần vượt qua thác thì bị địch bao vây, nhanh trí Tnú nuốt lá thư của anh Quyết vào bụng. Mặc dù địch bắt tra tấn làm cơ thể trầy xước, thương tích nhưng anh kiên quyết không hé răng nửa lời về cách mạng, góp phần giữ bí mật cho cuộc chiến. Tnú đã hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc góp phần bảo vệ cán bộ đảng an toàn. Không chỉ dũng cảm, gan dạ, anh còn có ý chí, nỗ lực trong học tập. Khi học chữ thua Mai, Tnú trừng phạt mình bằng cách đầy bất ngờ “cầm hòn đá tự đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng”. Tnú toát lên vẻ gan lì, dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng. Trải qua một quãng đường từ nhỏ đến lớn rèn luyện cộng với ý chí sắt đá Tnú trở thành chiến sĩ trung thành với cách mạng.

Trở về làng sau quãng thời gian dài, Tnú lãnh đạo dân làng Xô man chống lại bọn ác ôn, Mai nay đã trở thành vợ của Tnú, hai người đã có chung một đứa con. Thế nhưng lại một lần nữa kẻ thù lại cướp đi mái ấm của anh, chúng đã giết vợ con Tnú. Tnú trở nên bất lực trước cái chết thảm thương của vợ con, không chỉ vậy anh còn bị bắt và vũng vẫy như một con thú hoang bị thương. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của Tnú, mười đầu ngón tay đã cháy nhưng Tnú không hề kêu than một lời.

Trước sự dã man, ác ôn của kẻ thù ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man bùng cháy. Người Xô Man nổi dậy đồng loạt giết chết giặc. Lòng hận thù biến bàn tay Tnú thành ngọn đuốc châm bùng lên ngọc lửa nổi dậy của dân làng Xôman. Tnú đã xiết vào cổ họng của kẻ thù trả thù cho vợ con và cả những người đã bị bọn chúng giết.

Tnú vượt mọi đau thương cá nhân, tham gia lực lượng giải phóng quét sạch kẻ thù ra khỏi mảnh đất quê hương mang lại độc lập, tự do cho ngôi làng. Tnú thể hiện cho ý chí chiến đấu và khát vọng tự do cho chính mảnh đất Tây Nguyên.

Cuộc đời của Tnú cũng như chính vận mệnh của dân tộc Việt Nam, trải qua mọi đau thương từ kẻ thù nhưng vẫn bất khuất kiên cường để đi đến bến bờ của tự do, hạnh phúc.  Tác phẩm ”Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành ca ngợi mảnh đất, con người Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, đó cũng là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ xâm lược.

Vừa rồi là một bài văn mẫu phân tích nhân vật Tnú trong rừng xà nu chương trình lớp 12, hi vọng có ích cho các em khi tham khảo làm bài văn.

» Tóm tắt rừng xà nu

» Cảm nhận hình tượng cây xà nu

Lớp 12 -