Mở bài Người lái đò sông Đà với 6 đoạn hay nhất

Trong các tác phẩm viết về sông nước, ngoài Sông Hương thì Người lái đò sông Đà được đánh giá là tác phẩm giàu giá trị bậc nhất. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta cùng theo dõi các mở bài Người lái đò sông Đà hay để tự tin dành điểm tối đa nhé.

Mở bài Người lái đò sông Đà

Mở bài Người lái đò sông Đà cực hay

Mở bài Người lái đò sông Đà hay

Mở bài 1

Nguyễn Tuân là một trí thức yêu nước và giàu tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của nhà văn thường không được phát biểu một cách trực tiếp mà ẩn đằng sau những bức tranh thiên nhiên và những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Tùy bút “Người lái đò sông Đà”  được in trong tập “Sông Đà”. Đây là thành quả đẹp đẽ của chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân khi đến với miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc. Đó không chỉ thỏa mãn cái thú vui xê dịch “thay thực phẩm cho tâm hồn, tìm thực đơn mới cho giác quan”, mà còn để tìm kiếm cái chất vàng có trong màu sắc sông núi Tây Bắc. Và nhất là chất vàng mười đã qua thử lửa ở trong tâm hồn của những con người lao động chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng. Chính những giá trị mà nó mang lại, Người lái đò sông Đà xứng đáng là tuyệt bút của người nghệ sỹ tài hoa.

Mở bài 2

Trên dải đất cong cong hình chữ S, có biết bao nhiêu dòng sông cho những cặp tình nhân soi bóng, cho con người yêu thương và suy tưởng về cội nguồn. Và ai ai cũng muốn có một dòng sông để lưu giữ những ký ức tuổi thơ và thể hiện niềm tự hào với đất mẹ thân thương. Ta từng biết đến một dòng sông quê hương trong thơ Tế Hanh, một con sông Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì ” trong thơ của Hoàng Cầm. Và đến với thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân, chúng ta còn được chiêm ngưỡng một dòng sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Chính công trình tuyệt vời của tạo hóa ấy đã níu chân ông khiến nhà văn không muốn rời xa khi đến với mảnh đất Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Có ý kiến cho rằng ” Trong Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ vừa hào hùng vừa thơ mộng trữ tình của thiên nhiên bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác”.

Xem thêm >>>Tổng hợp mở bài về tác phẩm Người lái đò sông Đà hay nhất (42 mẫu)

 

Mở bài 3

Nói đến sự tài hoa, uyên bác ít ai có thể quên cái tên Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là người nghệ sỹ suốt đời đi tìm cái đẹp. Trước cách mạng tháng Tám, ông quan niệm cái đẹp chỉ có trong một thời vang bóng. Và phẩm chất tài hoa nghệ sỹ chỉ có ở những con người xuất chúng của một thời còn vương sót lại. Đó là lý do, một Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” vừa có tài lại vừa có tâm, dù chí không thành thì tư thế vẫn hiên ngang. Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân không đối lập quá khứ với hiện tại. Ông đã phát hiện ra cái đẹp có ngay trong cuộc sống dung dị, đời thường. Một “Người lái đò sông Đà” đóng vai trò là người anh hùng trong chính cuộc chiến mưu sinh hàng ngày. Có thể nói chất tài hoa, uyên bác của người nghệ sỹ được bộc lộ ở đỉnh cao nhất với “Người lái đò sông Đà”.

Mở bài 4

Sức sáng tạo là không bao giờ ngừng. Người nghệ sỹ chân chính là người luôn tìm tòi để sự sáng tạo được cất cánh và bay xa. Và trên con đường đi tìm cái đẹp của mình, ta bắt gặp một Nguyễn Tuân với tài hoa, uyên bác, thâm sâu. Khi đến với mảnh đất Tây Bắc xa xôi – nơi mà con người ta chỉ nghĩ đến những thứ khô cằn và hẻo lánh, thì nhà văn lại tìm được cho mình thứ vàng đẹp đẽ có trong màu sắc sông núi nơi đây. Đó là cách làm nên một “Người lái đò sông Đà” mang đậm nét đẹp vừa hùng vĩ, vừa trữ tình của thiên nhiên tạo hóa. Nổi bật hơn cả là hình ảnh con người vượt lên chiến thắng sự hung bạo của thiên nhiên.

Mở bài 5

Trong những năm tháng của chiến tranh, chủ nghĩa anh hùng và tinh thần dân tộc luôn được đề cao. Đặc biệt bao trùm trong các văn chương của nhiều nghệ sỹ. Sau cách mạng tháng Tám, vẫn là chủ nghĩa anh hùng, vẫn ngợi ca những con người của Tổ quốc thân yêu. Những mỗi một nghệ sỹ lại chọn cho mình một lối đi riêng. Nếu như người xưa thường ấp ủ giấc mộng anh hùng “cưỡi gió mạnh đạp đầu sóng dữ” mà mấy ai có thể thực hiện được. Thì trong những áng văn của Nguyễn Tuân lại có một “Người lái đò sông Đà”, tuy không có khao khát nhưng thực sự đã trở thành người anh hùng cưỡi gió đạp sóng như câu thơ của Phan Bội Châu ” Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Bởi vậy với “Người lái đò sông Đà”, chúng ta mới thấy hết được cái tài hoa, uyên bác của người nghệ sỹ Nguyễn Tuân.

Mở bài 6

Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Nguyễn Tuân là một người nghệ sỹ mang cái tôi tài hoa, uyên bác. Đó là bởi lối chơi độc tấu của người nghệ sỹ, vốn là của những cảm giác mãnh liệt, phi thường. Khi đến với sông núi Tây Bắc xa xôi, rộng lớn cái vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ cùng sự dũng cảm của con người đã khiến nhà văn không thể nào quên. Chính điều này đã làm nên một bài bút ký đặc sắc “Người lái đò sông Đà”. Nguyễn Tuân đã dùng ngòi bút tài hoa của mình để cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà như là một kì công của tạo hóa, như một công trình tuyệt mĩ của thiên nhiên. Nhưng dừng ở đó thì lại chưa đủ. Bởi cái đẹp thật sự, đỉnh điểm nằm ở con người. Nhà văn đã mang đến một thông điệp chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có trong chiến trường ác liệt, mà còn có trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay. Đó là một mẫu hình đẹp đẽ cho văn chương nghệ thuật phát hiện và khám phá.

Các mở bài hay khác:

Mở bài Rừng xà nu

Mở bài Vợ chồng A Phủ

Như vậy, các bạn đã được tham khảo các mở bài Người lái đò sông Đà tuyển chọn hay nhất. Những ai còn lăn tăn về cách vào đề thì cùng tham khảo nhé. Hi vọng, bài viết sẽ giúp cho những tâm hồn tìm được  ý tưởng thật ấn tượng nhé. Bởi sức sáng tạo là không ngừng phải không nào?

Mở Bài -