Hãy giải thích câu tục ngữ : “Người ta là hoa đất”

Ngày ngày mặt trời vẫn quay quanh trái đất, thời gian cứ chảy trôi, vạn vật luân hồi tuy nhiên tượng cho cùng vẫn là xoay quanh chính cuộc sống con người. Con người chính là trung tâm của vụ trụ, là sự kết tinh của mọi nguồn sống, sự sống trên cõi đời. Chả há vì thế mà ông cha ta đã từng có câu : “Người ta là hoa đất”

Trước tiên ta cần hiểu câu tục ngữ : “Người ta là hoa đất” có ý nghĩa là gì. Từ xưa đến nay, đất được xem là tài sản quý báu trên cõi đời. Có đất mới có nơi để sự sống sinh sôi phát triển. Còn hoa đất đó là loài hoa được sinh ra từ đất mẹ, hoa đất chính là mạch sống của đất trời, là sự kết đọng tinh hoa của muôn loài, của thiên địa hài hòa. Vẻ ấm nồng của đất cùng với mặn mà, tưới mát của trời tô vẽ cho sắc hoa đẹp đẽ, tươi thắm. Ví con người với hoa đất chính là ca ngợi vẻ đẹp con người, giá trị cao quý của con người. Đó là vẻ đẹp của tâm hồn và tài sắc vẹn toàn.

Ví von giàu hình ảnh như trên là muốn nâng cao vị thế con người. Con người chính là trung tâm của vũ trụ bao la. Con người là món quà tuyệt vời, là công trình hoàn hảo thượng đế đã tạo ra. Mọi công trình kỳ vĩ, biết bao lịch sử thăng trầm, máy móc hiện đại, khoa học kĩ thuật,… đều do chính sức lực, hình thể và trí tuệ con người sáng tạo và tìm tòi ra. Mọi sự vận động của thế giới đều được con người lý giải và phục vụ cho con người. Con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ muôn loài. Những bông hoa đất ấy liên kết với nhau làm thành một rừng hoa, gây dựng một xã hội văn minh phát triển.

Xem thêm >>>Người ta là hoa đất

 

Câu tục ngữ mang theo giá trị trường tồn cùng thời gian. Ngay từ thời nguyên thủy xa xưa, dù không có những phương tiện hiện đại nhưng ông cha ta cũng biết sử dụng đá để nhóm lửa, biết săn bắn để làm đồ ăn, biết chống lại thiên tai, dịch bệnh, tìm tòi ra những cách để trống thú rừng, chiến tranh. Lùi dần về phía sau đến với những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghèo đói nhưng nhân dân ta luôn sáng tạo ra nhiều cách đánh thông minh, chiến lược mà kẻ thù không ngờ tới. Ngày nay khi hòa bình trở lại, con người không ngừng học tập, nghiên cứu, phát triển. Hàng ngày hàng giờ có hàng chục, thậm trí hàng trăm các phát minh ra đời phục vụ cho đời sống xã hội, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia, văn minh nhân loại. Ta có thể kể đến hàng loạt các vị danh nhân nổi tiếng như: Hồ Chí Minh; Võ Nguyên Giáp; Ngô Bảo Châu; Nguyễn Nhật Nam;..Đó là những con người đã và đang làm rạng danh hai tiếng dân tộc đầy tự hào.

Tinh thần của câu tuc ngữ không chỉ dừng lại ở chỗ ngợi ca giá trị con người mà nó còn là tấm gương soi để chúng ta nhìn vào đó, cố gắng phấn đấu để khẳng định giá trị bản thân mình. Tại sao lại như vậy? Bởi lẽ chúng ta sinh ra cũng là con người, chúng ta phải sống sao để xứng đáng với thang đo giá trị con người. Sống là phải biết yêu thương, sống là phải biết nỗ lực, sống trách nhiệm với mình, với mọi người xung quanh. Sống cao đẹp và sống thật có ích.

Bên cạnh đó, ý văn còn mang lại niềm động lực, khuyến khích lớn lao đối với mối cá nhân. Mỗi người đều có giá trị riêng của mình, và đừng bao giờ hạ thấp hay làm mòn giá trị của mình bằng cách đặt lên so sánh với người khác. Hãy mài giũa giá trị của bản thân để nó phát sáng ngay trong chính con người ta.

Từ tinh thần đó, câu tục ngữ đã phê phán những trường hợp sống xa đọa, sống vô nghĩa. Đó là những con người ngày ngày chỉ biết ăn chơi hưởng lạc; đó là những con người vô tâm, ích kỉ, xấu xa, hèn nhát. Cuộc sống của họ lúc nào cũng chỉ gói trọn trong tham vọng, ghen ghét, ì ạch. Một cuộc sống u tối và tẻ nhạt. Họ chính là những bông “hoa đất héo úa” trong rừng hoa đua sắc khoe thơm trong trời đất bao la.

Là thế hệ học sinh chúng ta càng cần phải ý thức được giá trị của bản thân. May mắn được sống trong đất nước hòa bình, trong nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đai hóa chúng ta lại càng phải phấn đấu. Phấn đấu ở đây được hiểu là phấn đấu cả về trí tuệ lẫn đạo đức, thể chất. Không ngừng học tập, rèn luyện thân thể, tu dưỡng đạo đức để trở thành một đứa con ngoan, một đứa trò giỏi. Bây giờ là để khẳng định giá trị chính bản thân mình so với các bạn bè khác, sau này là để khẳng định giá trị của mình trong xã hội và tương lai là trên trường quốc tế. Mỗi chúng ta hãy tự tô vẽ cho sắc hoa của mình thêm ngát hương, đẹp tươi.

Ngay từ thời xa xưa ông cha ta đã có những đúc kết thật có giá trị. Cô đọng với 5 chữ, không quá màu mè, không quá đặc sắc nhưng  mang lại giá trị thật to lớn, vững bền. Giá trị con người dù trước dù sau vẫn không hề đổi thay. Đó là chân lý đúng đắn được tỏa sáng và lan truyền qua ngàn đời, ngàn kiếp, và được thế hệ sau tiếp nối, trân trọng và phát triển.

Lớp 7 -