Dàn ý giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến tlv số 3, lớp 8

Đề số 3, trong bài tập làm văn số 3 lớp 8 sẽ là chủ đề giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến. Chủ đề này hơi khó loigiaihay sẽ giúp các em tạo dàn ý và 1 bài văn mẫu để tham khảo. Hi vọng các em đạt điểm cao trong bài kiểm tra này.

Dàn ý, bài văn giới thiệu đôi dép lốp

1. Mở bài

Đôi dép lốp như kỷ vật thân thiết với ông tôi.

2. Thân bài

– Cấu tạo của đôi dép lốp.

+ Đế dép: miếng cao su, cầm hơi nặng.

+ Quai dép: làm từ cao su. Chiều ngang bằng ngón tay, chiều dài thì theo kích cỡ bàn chân to.

– Tại sao dép lốp bền bì theo thời gian ? (sự đàn hồi của cao su dép dính chăt, bền bỉ).

– Đôi dép lốp gắn bó với chú bộ đội như thế nào: trèo đèo lội suối, xông pha trận mạc đôi dép lốp vẫn không bị hỏng.

– Dép lốp đi vào thơ ca.

3. Kết bài

Dép lốp như kỉ vật để nhớ về một thời hào hùng, một thời mà dép lốp như người bạn thân thiết với anh bộ đội.

Xem thêm >>> Soạn bài Dàn ý giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến

 

Bài văn mẫu 

Đôi dép lốp của ông tôi như một kỷ vật rất quan trọng mà ông đang cất trong tủ kính, theo lời ông kể đó là người bạn thân thiết trong nhiều năm chinh chiến ở mọi chiến trường.

Đã nhiều lần năn nỉ ông tôi mới mở tủ lấy ra cho tôi xem. Một đôi dép lốp đã cũ mòn mà theo ông tôi kể lại ‘Nó là người bạn đường của ông trong kháng chiến, đã ba lần thay quai còn đế vẫn như cũ’.

Đôi dép lốp cấu tạo gồm có 2 bộ phận đế và quai. Đế dép làm từ miếng cao su cắt ra từ cái lốp xe ô tô đã hỏng, nó đen xì và dầy bằng nửa đốt tay. cầm lên tay thấy nặng nhưng đi vào chân thì tất êm. Do ông tôi đi nhiều nên dưới đế không còn dâu vết gì của cái lốp xe mà chỉ như một miếng cao su hơi cong cong được cắt lượn rất khéo theo hình bàn chân. Quai dép được cắt ra từ cái xăm xe chiều ngang chỉ bằng chiều ngang ngón tay còn chiều dài thì theo kích cỡ bàn chân to, nhỏ nên dài hay ngắn.

Loại dép này không cần may khâu, dùng một díp sắt kẹp lấy đầu quai rút vào một lỗ đục sấn. Dép lốp rất bền nhờ sự đàn hồi của cao su nên nó dính rất chặt vào nhau, dép lốp có thể dùng nhiều lần và trở thành người bạn thân thiết.

Khi xưa Bác Hồ thường chỉ đi dép lốp, dù đi đâu cũng chỉ yêu thích đôi dép này. Người ta kể rằng Bác có đôi dép đi khá lâu nhiều lần thay quai, đế dép đã mỏng đi và có dấu cả ngón chân trên mặt đế. Mấy người bàn nhau thay cho Bác đôi dép mới. Thấy mất đôi dép Bác biết các chú cần vụ đã giấu đi. Bác đi dép mới mấy ngày rồi gọi các chú lên bảo ‘thôi các chú trả cho Bác đôi dép cũ, đôi này đi đau chân lắm’. Mọi người thương Bác phải trả lại đôi dép cũ cho Bác đi.

Đôi dép cao su đã đi vào đời sống chiến đấu của một dân tộc, minh chứng cho mọi chiến thắng và trở thành vật kỷ niệm của những người từng trải qua chiến tranh. Không chỉ vậy đôi dép lốp còn đi vào lịch sử, thơ ca. Nhà thơ Trần Hữu Thung đã viết trong bài ‘Thăm lúa’:

‘Lúa níu anh trật dép’

Hình ảnh người chồng chị nông dân ra đi trên bờ ruộng lúa tốt, bông lúa quấn lấy chần chứ làm sao mà trật được dép.

Thế đấy đôi dép lốp đã là người bạn thân thiết chú bộ đội, bảo vệ đôi chân và giúp cho những cuộc hành quân bớt đi sự vất vả. Ngày nay, dép lốp như một vật kỷ niệm đáng giá của những người từng trải qua chiến tranh.

Một số đề văn khác trong bài tập làm văn số 3:

Thuyết Minh -