3 dàn ý thuyết minh về bánh chưng Tết hay nhất

Bánh chưng là món ăn Tết của dân tộc, với các em làm văn thuyết minh chủ đề này hãy xem qua hướng dẫn lập dàn bài đầy đủ, triển khai ý và viết thành bài văn mạch lạc theo hướng dẫn của dafulbrightteachers.org.

dàn ý thuyết minh về bánh chưng

Các dàn ý thuyết minh về bánh chưng

Dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày Tết

Bài số 1

Dàn ý như mỗi bài văn đều gồm 3 phần mở bài, thân bài và kết bài.

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

2. Thân bài

– Nguồn gốc bánh chưng

Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

–  Ý nghĩa của loại bánh này

Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

– Cách làm thế nào

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh

+ Gạo nếp ngon

+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

Thực hiện:

+ Công đoạn gói bánh

+ Công đoạn luộc bánh

+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

Bánh chưng dùng làm gì ?

+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.

+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.

+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.

– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng

3. Kết bài

Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.

Xem thêm >>>Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết (Dàn ý + 16 mẫu)

 

Bài số 2

I. Mở bài

Dẫn dắt người đọc về chiếc bánh chưng. Ví dụ đây là bánh truyền thống, lâu đời…Hoặc là loại bánh quan trọng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Hoặc giới thiệu về nguồn gốc xa xưa của bánh chưng. Từ đó liên kết đến vai trò của bánh chưng trong hiện tại.

II. Thân bài

Nguồn gốc:

Bánh chưng gắn liền với truyền thuyết về Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Lang Liêu dâng bánh để vua chọn truyền ngôi. Với ý nghĩa thật của bánh chưng, nên vua chua chọn Lang Liêu làm người nối ngôi.

Bánh chưng còn có trong các sự tích khác như “Bánh chưng, bánh giầy”, “Truyện bánh chưng”.

Đặc điểm bên ngoài:

– Bánh chưng có hình vuông

– Màu xanh của lá

– Bao quanh màu xanh của lá đó là các đường lạt buộc.

Nguyên liệu

– Lớp gói bên ngoài: lá dong rừng tươi (lá riềng hoặc lá chuối), lạt giang (ống cây giang)

– Vỏ bánh: gạo nếp (nếp hương, nếp cái hoa vàng,…),…

– Nhân bánh: đỗ (đậu) xanh, thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ.

– Gia vị: muối, hạt tiêu…

Quy trình làm bánh chưng

Chuẩn bị:

– Tiến hành ngâm nếp trước. Ngâm nếp qua đêm tối thiểu ngâm từ 4 – 5 tiếng.

– Ngâm nếp cùng với lá riềng hoặc lá dứa sẽ giúp nếp thơm. Đậu xanh không vỏ nên được ngâm qua đêm.

Thực hiện:

– Đổ nếp ra rổ và chờ ráo nước. Rắc 1 đến 2 muỗng muối sau đó hãy dùng tay trộn lên.

– Đậu xanh hãy cùng trộn với muối và tiêu. Ướp thịt ba chỉ cùng với gia vị đó là muối, tiêu, đường.

Gói bánh:

– Dùng khung hình vuông để làm khuôn giúp bánh đẹp hơn.

– Xếp 4 lá dong, đặt 4 lá xuống dưới khuôn sau đó người làm đổ nếp lên trên.

– Rải đều nếp ở 4 góc khuôn còn ở giữa để trống. Cho đậu xanh vào phần giữa, tiếp theo là thịt lên, sau đó lớp đậu xanh. Rải nếp lên sau cùng và phủ lại.

– Dùng dây gói bánh. Không nên buộc quá chặt, khi nấu bánh chưng thì bánh còn nở ra.

Luộc bánh

– Xếp bánh vào nồi sau đó hãy đổ nước sao cho ngập bánh. Bánh nhỏ thời gian luộc tầm 5 tiếng, với chiếc bánh lớn tốn nhiều hơn.

– Chúng ta còn có thể dùng nồi áp suất, giảm đi thời gian luộc. Khi nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào. Khi luộc bánh nửa thời gian hãy trở bánh lại.

– Khi nào bánh chín, hãy vớt ra cho bánh vào nồi nước lạnh ngâm 15 – 20 phút. Vớt ra rôi dùng vật nặng đè giúp ép nước ra ngoài.

Ý nghĩa

– Bánh chưng là nét đẹp truyền thống phải có trong ngày Tết của người Việt, ngày giỗ tổ Hùng Vương.

– Tinh hoa ẩm thực truyền thống của Việt Nam.

– Bánh chưng còn giúp tôn vinh sự cống hiến của nền nông nghiệp cho sự no ấm, phát triển của dân tộc.

III. Kết bài

– Khẳng định giá trị của bánh chưng với ngày Tết dân tộc.

– Giá trị bánh chưng trong văn hóa ẩm thực của nước nhà.

– Cảm nghĩ của bản thân.

Bài 3

I. Mở bài

Giới thiệu một số nét về bánh chưng. (bánh chưng có hơn ngàn năm, bánh chưng quen thuộc ngày tết khi thờ cúng tổ tiên…)

II. Thân bài

Nguồn gốc bánh chưng

Bánh chưng theo truyền thuyết ghi lại từ thời Lang Liêu vua Hùng Vương thứ 6. Lang Liêu sáng tạo ra bánh theo như trong giấc mơ.. Bánh chưng còn gắn bó mật thiết với nền văn minh lúa nước.

Ý nghĩa

Bánh chưng tượng trưng cho đất, giúp con người ghi nhớ mảnh đất giúp con người sinh sống, trồng trọt, chăn nuôi.

Bánh chưng tôn vinh nền văn minh lúa nước thuở sơ khai của người Việt.

Cách làm

Nguyên liệu:

+ Lá dong, lá chuối sử dụng trong gói bánh

+ Gạo nếp loại ngon

+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

+ Gia vị: muối đường…

Thực hiện:

+ Công đoạn gói bánh

+ Công đoạn luộc bánh

+ Công đoạn ép nước.

+ Công đoạn bảo quản bánh.

Bánh chưng sử dụng thế nào?

+ Bánh chưng dùng ngày tết.

+ Bánh chưng chiêu đãi khách đến nhà hoặc bạn bè, người thân.

+ Bánh chưng được dùng trong thờ cúng tổ tiên trong Tết cổ truyền.

III. Kết bài

– Bánh chưng là loại bánh truyền thống lâu đời trong nền văn minh dân tộc.

– Bánh chưng là tinh hoa ẩm thực nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền.

Đón xem: Thuyết minh về cách làm bánh chưng.

Từ các dàn ý thuyết minh về bánh chưng chúng tôi tin rằng học sinh sẽ thêm nhiều ý tưởng cho các bạn viết văn. Đồng thời có bài tập làm văn hay.

Nghị Luận -