Cảm nhận về bài thơ Con cò & Đặc sắc nghệ thuật

Con cò xuất hiện rất nhiều trong ca dao, thơ ca. Hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên là bài thơ hay và ý nghĩa. Em hãy nêu một vài cảm nhận về bài thơ Con cò & yếu tố nghệ thuật bài thơ này trong chương trình Ngữ Văn 9 tập 2.

Bài thơ Con cò Chế Lan Viên

Bài thơ Con cò Chế Lan Viên

Nội dung bài viết

Cảm nhận về bài thơ Con cò Lớp 9

Hình ảnh con cò đã quá quen thuộc trong những làn điệu ca dao, dân ca, câu hát của mẹ. Cánh cò trắng gắn liền với hình ảnh đồng quê thân thuộc, gần gũi. Nhà thơ Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ”Con Cò” mang giọng thơ hồn quê thân thuộc sâu sắc. Các câu thơ ngọt ngào thể hiện tình cảm thiêng liêng của người mẹ với đứa con.

Bài thơ này được phân thành ba đoạn, mỗi đoạn là những ý nghĩa riêng mà người mẹ gửi gắm vào đứa con. Đoạn thơ mở đầu ngọt ngào:

“Con còn bế trên tay
Con chưa thấy con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay”

Trong câu thơ thứ hai cánh cò trở thành người bạn đồng hành của em bé:

“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng…”

Cánh cò thân thuộc gắn bó bởi làn điệu ca dao mộc mạc:

“Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng”

Chỉ một đọa ca dao thôi nhưng cũng đủ cho người đọc cảm nhận được khung cảnh đồng quê thửa xưa. Hình ảnh con cò cất cánh bay lượn trên cánh đường đó là cuộc sống bình yên, thanh bình của người xưa. Hình ảnh con cò còn tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ lam lũ vất vả đi kiếm ăn hàng ngày để mưu sinh.

“Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…”

Trong câu thơ điệp từ “con cò” sử dụng nhiều lần, người đọc cảm nhận được trong thơ còn có nhạc bên trong đó là nhạc điệu lời ru người mẹ đối với người con. Hình ảnh cò “xa tổ”, cò “ăn đêm”, sợ gặp “cành mềm”, sợ bị “xáo măng” thể hiện sự đơn độc, lẻ loi phải đi kiếm mồi trong đêm tăm tối có vô số những hiểm nguy đang rình tập phía trước. Hơn hết đó chính là thân phận yếu đuối của người phụ nữ, vất vả gian truân trong cuộc mưu sinh để nuôi con trưởng thành trong khi ngoài kia có biết bao nhiêu cạm bẫy đang đợi chờ. Người mẹ muốn hát cho con nghe để con hiểu về yêu thương quê hương, đất nước, hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho mình. Người mẹ cũng mong con hãy yên tâm tất cả đã có mẹ che chở cho con: “sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”.  Đây chính là tình mẫu tử thiêng liêng luôn che chở, bảo vệ ta.

“Lớn lên lớn lên, lớn lên…
Con làm gì
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn”

Người mẹ thật giản dị mà vĩ đại lớn lao nguyện che chở, bảo vệ cho con không bị ảnh hưởng bên ngoài. Mẹ cũng có mong ước con làm thi sĩ, những người thi sĩ sẽ có trái tim biết yêu thương, người mẹ muốn cho con mình là một người sống tình cảm, biết yêu thương, sẽ họa ra các bức tranh theo ý muốn để làm chủ cuộc đời, cuộc sống trong tương lai.

“Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con”

Dù cho sau này con lớn lên có đi đâu đi chăng nữa, người mẹ vẫn sẽ đi tìm con, thương yêu con bất kể có khó khăn, gian khổ đi chăng nữa. Hình ảnh cánh cò trở thành biểu tượng của lòng mẹ, tình yêu thương thiêng liêng của mẹ dành cho con. Dù con có trưởng thành con vẫn mãi là con của mẹ, mẹ vẫn sẽ chở che, bảo vệ con.

Bài thơ “Con cò” đại diện cho người mẹ, thể hiện tình cảm thiêng liêng vĩ đại đó là tình mẫu tử. Hình ảnh một người mẹ sẵn sàng bao bọc, che chở,hi sinh vì con mong cho con luôn được hạnh phúc, bình yên. Đồng thời còn đề cao công lao của bậc sinh thành với con cái.

Xem thêm >>>Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ Con cò

 

Đặc sắc nghệ thuật bài thơ Con cò

Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên là một bài ca cảm động và giàu ý nghĩa về tình mẫu tử. Em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật, biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ này.

1. Tác giả tác phẩm

Chế Lan Viên quê gốc ở Quảng Trị nhưng sinh ra lớn lên tại đất võ Bình Định, ông là nhà thơ nổi tiếng của phòng trào thơ mới, nổi tiếng của tập thơ Điêu tàn năm 1937. Ông nằm trong số những nhà thơ nổi bật trong đầu thế kỷ XX được nhiều người biết đến.

Bài thơ Con cò trong chương trình sách giáo khoa được in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967).

2. Đặc sắc nghệ thuật bài thơ Con cò

Thể thơ: Chế Lan Viên đã vận dụng tài tình thể thơ tự do, ít vần, mỗi câu trong bài thơ đều có độ dài ngắn khác nhau giúp biểu hiện tình cảm, cảm xúc của chính nhà thơ.

Hình ảnh trong thơ: ông sử dụng ca dao là xuất phát điểm, điểm tựa cho các liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo của mình trong cả bài thơ. Đặc điểm chung của hình ảnh trong thơ Con cò thiên về ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh biểu tượng trong bài thơ quen thuộc, gắn bó giúp hàm chứa những ý nghĩa thiêng liêng cao quý và có giá trị biểu cảm cao.

Bài thơ có nhịp diệu nhẹ nhàng, tự nhiên thể hiện hình tượng con cò trong lời hát ru của mẹ thật đặc sắc. Tác giả còn có một số liên tưởng mới giúp bài thơ để lại trong người đọc nhiều suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.

Ngoài ra, trong bài thơ còn có các điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tạo cho nhịp thơ linh hoạt, nhịp nhàng gần gũi với lời ru của người mẹ.

Vừa rồi là cảm nhận về bài thơ Con cò & Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này. Hy vọng sẽ có ích với học sinh lớp 9.

Lớp 9 -