Cảm nhận về hình ảnh dượng Hương Thư & Tóm tắt bài Vượt thác

Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hình ảnh dượng Hương Thư trong bài Vượt thác của tác giả Võ Quảng & tóm tắt bài Vượt thác lớp 6.Nếu chưa có cách giải các dạng bài như thế này hãy xem vài tư liệu tham khảo dưới đây giúp các em biết cách viết văn.

Nội dung bài viết

Cảm nhận về hình ảnh dượng Hương Thư

Hướng dẫn giải:

Nhân vật dượng Hương Thư có thể xem là trung tâm của câu chuyện, quá trình vượt thác của dượng Hương Thư thật nguy hiểm, những con người không nao núng, sợ hãi trước thiên nhiên, tác giả tập trung khắc họa hình ảnh dượng Hương Thư đứng mũi chịu sào, đây cũng là cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên.

Khi vượt thác được tác giả so sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện sức mạnh, tầm vóc của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây cũng là hình ảnh so sánh đầy thú vị khiến nhiều người liên tưởng đến những vị anh hùng xưa vốn có sức mạnh phi thường. Với sự so sánh đó không ai hơn con người mới đủ sức chế ngự và vượt qua được thiên nhiên.

Thêm một điểm nhấn trong vượt thác chính là sự so sánh của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà khác nhau hoàn toàn, điều này làm rõ nét sự mạnh mẽ, kiên cường, các hành động nhân vật rút sào, thả sào nhanh như cắt cho thấy sự dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm khi vượt thác dữ.

Dượng Hương Thư chính là nhân vật làm nổi bật hình ảnh con người mạnh mẽ, kiên cường, sẵn sàng đánh bại thiên nhiên nhưng lại vô cùng giản dị, khiêm nhường. Đây cũng là đức tính của những con người lao động.

Xem thêm >>> Dàn ý cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư

 

Tóm tắt bài Vượt thác

Vượt thác thuộc thể loại truyện ngắn của nhà văn Võ Quảng, ông là nhà văn chuyên viết thể loại truyện thiếu nhi. Hãy tóm tắt bài Vượt thác bằng một đoạn văn ngắn.

Hướng dẫn làm bài:

1. Tác giả, tác phẩm

Võ Quảng nhà văn quê Quảng Nam, ông nổi tiếng với các tác phẩm chuyên viết cho trẻ em. Truyện ngắn Vượt thác được trích từ chương 11 của truyện Quê nội (1974), đây là tập truyện thành công của tác giả.

2. Tóm tắt truyện Vượt thác

Truyện kể về hành trình vượt thác do dượng Hương Thư chỉ huy trên dòng sông Thu Bồn, con thuyền đi từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua thác ghềnh ở vùng núi để đến thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945.

Mỗi khi con thuyền đi qua cảnh vật thiên nhiên hai bên dòng sông Thu Bồn khác nhau. Từ vị trí quan sát trên thuyền tác giả đã nhìn thấy cảnh vật thay đổi. Đây là vị trí quan sát thích hợp tả cảnh. Tác giả tìm ra những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đi qua: vùng đồng bằng êm đềm, trù phú bao la với bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít, đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra.

Trong hành trình vượt thác tác giả đã tả chi tiết hình ảnh dượng Hương Thư giúp hình ảnh con người trở thành trung tâm của câu chuyện, dượng Hương Thư nổi bật với sự mạnh mẽ, hùng dũng giúp con thuyền vượt qua khó khăn thử thách ngay trên nền thiên nhiên tươi đẹp. Bằng việc diễn tả hành trình vượt thác tác giả cho người đọc thấy được khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những người lao động Việt Nam hùng dũng, giản dị.

Các bạn học sinh hãy nêu cảm nhận bằng cách để lại bình luận bên dưới bài viết nhé.

Xem thêm hướng dẫn Cảm nhận về con người và thiên nhiên qua bài Vượt thác.

Lớp 6 -