Bố cục, tóm tắt tác phẩm Chiếu dời đô Ngữ Văn 8

Chiếu dời đô là bài chiếu lịch sử Lí Công Uẩn dẫn đến việc di dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Em hãy nêu bố cục và tóm tắt Chiếu dời đô Ngữ Văn 8 một cách ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa theo tác phẩm.

Bố cục, tóm tắt tác phẩm Chiếu dời đô Ngữ Văn 8

I. Tác giả, tác phẩm

Lý Công Uẩn (974 -1028) hay còn gọi là Lý Thái Tổ người có công sáng lập ra nhà Lý, ông là vị vua tài giỏi, xuất chúng, có tầm nhìn sâu rộng và thương dân như con.

Tác phẩm Chiếu dời đô đ­ược ban hành vào năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất. Năm 1010, sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, thời gian này kinh đô của nhà Tiền Lê đang đóng tại Hoa Lư­ (Ninh Bình).

Chiếu dời đô thuộc thể loại chiếu do vua chúa thường dùng và sử dụng khi có mệnh lệnh cần ban bố với thiên hạ.

Xem thêm >>> Soạn bài Bố cục, tóm tắt tác phẩm Chiếu dời đô

 

II. Bố cục, tóm tắt

Bố cục bài chiếu gồm 3 phần:

– Phần 1. Từ đầu bài cho đến….không thể không dời đổi: Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô.

– Phần 2. Tiếp theo cho đến….đế v­ương muôn đời: Đưa ra lý do chính để chọn Đại La làm kinh đô.

– Phần 3. Đoạn còn lại: Quyết định dời đổi.

III. 20Tóm tắt văn bản Chiếu dời đô

Lí Thái Tổ sau thời gian ngắn lên ngôi đã đưa ra quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, về sau đổi tên là Thăng Long .“Chiếu dời đô” tác phẩm đã  nêu lên một số viện dẫn từ sử sách Trung Quốc về cuộc dời đô: “Bàn Canh năm lần dời đô”, “Thành Vương cũng ba lần dời đô”. Cuộc dời đô lần này phù hợp với mệnh trời,  lòng dân đồng thuận, việc đời đô đã được tính toán cho con cháu đời sau. Nhà vua phê phán các đời trước đó là nhà Đinh và nhà Lê không goi gương nhà Thương mà cứ để kinh đô ở Hoa Lư.Nhà vua ca ngợi Đại La là nơi thích hợp để làm kinh đô của Đại Việt. Đại La “ở vào nơi trung tâm trời đất… “được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”, “Địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng”. Tác giả còn ca ngợi Đại La là “Chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Thiên thời địa lợi nhân hòa mọi yếu tố đều thuận lợi để đóng đô tại đây.

Việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La là quyết định đúng đắn, hợp lý, thuận với lòng dân và thể hiện tầm nhìn sâu rộng của Lí Thái Tổ.

Lớp 8 -