Bài viết số 7 lớp 8 đề 2: Văn học và tình thương

Chuẩn bị bài viết số 7 lớp 8 đề 2: Văn học và tình thương đây là bài viết nghị luận cuối cùng của năm lớp 8 vì vậy chúng tôi đã cung cấp dàn ý + bài văn mẫu thật chi tiết cho học sinh.

DÀN Ý VĂN HỌC VÀ TÌNH THƯƠNG

1. Mở bài

– Tình thương người là đạo lý ngàn đời dân tộc ta

– Xuyên suốt trong các tác phẩm văn học từ trước đến nay

2. Thân bài

– Khẳng định mối liên hệ giữa văn học và tình thương

+Mục đích cốt yếu văn chương là tình thương người

+Đây là tinh thần chủ đạo trong các tác phẩm văn học từ trước đến nay

Chứng minh

-Văn chương thể hiện tình cảm gia đình

+ Tình mẫu tử, phụ tử

+ Tình cảm vợ chồng

+ Tình cảm anh em

– Văn chương khơi gợi tình yêu đôi lứa, tình làng xóm, yêu thương đồng loại

+ Tình yêu thủy chung, sắt son: quá khứ, hiện tại

+ Tình yêu thương đồng loại: sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ

-Văn chương làm dấy lên làn sóng yêu nước mạnh mẽ

+ Thơ văn kháng chiến

+ Cổ vũ lao động: (Lặng lẽ Sa Pa)

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm xây dựng cộng đồng

-Phê phán những thái độ vô cảm

+ Trước đây: phê phán thái độ hống hách, bạc nhược, lạc hậu của chế độ phong kiến

+ Ngày nay: phê phán những con người vì đồng tiền, lợi ích cá nhân mà nhẫn tâm vứt bỏ tình cảm;…

3. Kết bài

– Văn chương cho ta biết yêu thương.

– Văn chương dạy ta biết yêu thương thế nào cho đúng đắn.

Xem thêm >>> Dàn ý chi tiết nghị luận xã hội Văn học và tình thương

 

Văn mẫu bài viết số 7 lớp 8 đề 2 Văn học và tình thương

Tuổi thơ mỗi chúng ta chắc hẳn đều lớn lên dưới lời ru ngọt ngào dân ca của bà, của mẹ. Văn học từ lâu đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách mỗi người. Văn học dạy cho ta biết yêu thương, là cây cầu kết nối mang tình thương đến với mỗi trái tim nhân loại.

Trong ý ngĩa của văn chương, nhà văn Hoài Thanh đã từng chia sẻ : “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và mở rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài”. Văn chương sinh ra là để phát huy và truyền tải hết giá trị lòng thương người tiềm tàng trong mỗi người. Văn chương chính là tiếng nói để ta bày tỏ tình cảm yêu thương, gắn bó giữa người với người. Đó chính là cái đẹp và ý nghĩa chân chính của văn chương.

Trải qua bao nhiêu thế kỉ tồn tại và phát triển, văn chương nước ta luôn khơi gợi tình yêu thương và lòng nhân ái trắc ẩn trong mỗi con người.

Tình thương con nguồi trước hết đó chính là tình cảm trong gia đình. Bởi lẽ gia đình là nơi ta gắn bó nhất, thân thiết nhất, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn ta. Tình cảm gia đình là bao quát chung cho tình vợ chồng, tình mẫu tử, tình ruột rà chị em. Nói về tình mẫu tử, phụ tử một đứa trẻ lên ba cũng thấm nhuần câu ca dao tục ngữ ngàn đời của ông cha ta:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chả ra”

Công lao trời biển của cha mẹ được ghi nhận qua những câu thơ quen thuộc in sâu vào nếp sống nếp suy nghĩ của mỗi con dân Việt Nam. Rồi đến nghĩa nặng tình sâu của tình cảm vợ chồng. Ai hẳn đã quên truyện cổ tích Trầu Cau gợi ra mối tình son sắt, thủy chung vợ chồng hay những tác phẩm mặn nồng, thắm thiết giữa những năm tháng mưa bom bão đạn ác liệt:

“Bao năm rồi đánh Mỹ

Lòng tin vẫn y nguyên

Đạn bom không xóa được

Nét mùa xuân hồn nhiên

Gia đình còn được gắn kết với tình cảm anh chị em ruột thịt. Câu chuyện: “cuộc chia tay của những con búp bê” khiến lòng ngươi rưng rưng xúc cảm với tình cảm keo sơn, thăm thiết của chị em Thành Thủy khi bố mẹ ly thân. Tình cảm anh em trở thành một biểu trưng thật đẹp:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

Từ tình yêu thương trong gia đình người ta mở rộng ra đó là tình yêu thương xóm làng, tình yêu đôi lứa và yêu thương đồng loại. Đó là những câu chuyện tình giản dị, ý nhị nhưng lại hạnh phúc xiết bao

“Yêu nhau cởi áo ối à trao nhau
Về nhà dối rằng cha dối mẹ a à a á a
Rằng a ối a à qua cầu, tình tình tình gió bay
Rằng a ối a à qua cầu, tình tình tình gió bay “

Không có văn chương thì ta làm sao biết đến có một Lão Hạc vì quẫn cùng với cái đói cái nghèo, thấy hổ thẹn với lương tâm mà phải ăn bả chó để kết thúc cuộc đời; làm sao ta biết được có một chị Dậu đớn lòng bán con để chịu sưu thuế cùng cực, làm sao ta thấy được cái khổ cực bần hàn của người nông dân trong xã hội cũ để rồi thấy thương, thấy xót xa mà trân trọng cho cuộc sống hiện tại, mà biết yêu thương nhiều hơn với những người cùng khổ.

Rồi từ tình yêu thương gia đình, yêu thương xóm làng kết tinh lại thành làn sóng yêu quê hương, đất nước. Con người ta phải dành cho đất mẹ một tình yêu lớn nhường nào thì mới cảm nhận và yêu được hết cái mùi “âm ẩm bốc lên sau cảnh chợ tàn” của bức tranh phố huyện nơi cảnh trời chiều. Đó còn là những phút giây trân trọng mong ngóng từng khoảnh khắc hoàng hôn nơi biển trời bao la: “Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân (tức đảo Cô Tô mẹ?) một cách thật quá là đầy đủ.  Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết bụi. Mặt giời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng. Lòng đỏ trứng khổng lồ đặt lên một cái mâm bạc rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.  ”. Và hơn tất cả chính văn chương đã viết nên tình yêu dân tộc, khát vọng được hiến dâng, hi sinh, được cống hiến cho nền độc lập, tự do của non sống nước nhà:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim

….

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”

Bên cạnh việc ngợi ca tình thương người văn chương còn lên án và phê phán gay gắt đối với những trường hợp dửng dưng, vô cảm. Đó là những lời nói đầy trắc ẩn trong Đời thừa của Nam Cao: “Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ”, đó là hình ảnh của mụ dì ghẻ trong cổ tích, là mẹ con Cám độc ác phải gánh chịu hậu quả khôn lương. Và đau xót hơn đó là hình ảnh người con gái tài sắc vẹn toàn như Kiều lại phải hứng chịu những bất công, gia biến và đớn đau trong xã hội phong kiến lạc hậu, bất công, xảo trá, thực dụng. Vô cảm là một tâm bệnh và Khi căn bệnh này ngự trị nó sẽ trở thành một con mối đục khoét tâm hồn ta, dân tộc ta. Một cuộc sống như thế là cuộc sống lạnh lẽo, ảm đạm và vô nghĩa.

Văn học và tình thương gắn liền với nhau và văn chương trở thành một nhân tố không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người. Văn chương cho ta biết yêu thương, cho ta khám phá những nét đẹp tiềm tàng ngay trong chính bản thân mình, cho thấy được mọi thứ xung quanh thật đẹp và thật đáng trân trọng. Văn chương chính là kim chỉ nam để mỗi chúng ta biết suy nghĩ và hành động đúng đắn. Và văn chương muốn truyền tải đến mỗi chúng ta rằng: “Sống trên đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em có biết không, để gió cuốn đi …”
=>> Tham khảo về bài viết số 7 lớp 8 đề 1 tuổi trẻ và tương lai đất nước.

Lớp 8 -